Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}

Bản báo cáo về “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp (DN) Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra DN năm 2020” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thực hiện vừa được công bố đã cho thấy toàn cảnh sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến cộng đồng DN.

Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp theo khảo sát trên 10,2 ngàn doanh nghiệp của VCCI. (Thông tin: Vương Thế - Đồ họa: Hải Quân)
Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp theo khảo sát trên 10,2 ngàn doanh nghiệp của VCCI. (Thông tin: Vương Thế – Đồ họa: Hải Quân)

Hầu hết trong số 10,2 ngàn DN được khảo sát ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc trải đều tất cả các lĩnh vực phản hồi đều bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau.

* Hơn 87% DN tham gia khảo sát bị ảnh hưởng

Trình bày báo cáo này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, dẫn kết quả khảo sát cho thấy có 87,2% DN ở hầu hết các ngành nghề bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Chỉ có 11% DN cho biết “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Những ảnh hưởng chủ yếu là: DN gặp trở ngại khi tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng đứt gãy, mất cân đối dòng tiền, khó khăn trong quản trị lao động. Số lao động bị cho nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động trong DN và ảnh hưởng nhiều hơn đến các DN tư nhân quy mô nhỏ, siêu nhỏ.

“Ngoài việc phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh, nhiều DN còn bị tác động bởi sự đứt gãy nguồn cung hàng hóa, trong đó càng về cuối năm 2020 là sự thiếu hụt container rỗng để chuyển hàng. Nguyên liệu từ các nhà cung ứng phía Bắc của chúng tôi vì thế cũng chậm được vận chuyển vào” – ông Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát (Khu công nghiệp Amata) chia sẻ.

Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ DN, từ miễn, giảm tiền thuê đất tới các gói hỗ trợ tài chính như: hạ lãi suất cho vay, cho vay không lãi suất trả lương cho người lao động… Cùng với đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương càng quyết liệt hơn trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn cho DN.

 

Để ứng phó với dịch bệnh, 92% DN tư nhân, 96% DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chủ động nhiều giải pháp như: dự trữ hàng hóa, áp dụng cách làm mới, đào tạo kỹ năng số cho người lao động, tìm giải pháp chuỗi cung ứng mới, áp dụng tự động hóa…

Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Jacques Morisset cho hay, Việt Nam đã đạt được những thành tích rất tốt, đặc biệt là trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 cũng như đạt được mức tăng trưởng gần 3% trong năm 2020. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng tất cả các DN Việt đều đạt được kết quả này. Một số DN bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với các DN khác, nhất là dịch vụ du lịch, giải trí và giao thông – vận tải.

Ngoài khu vực kinh tế chính thức đã được triển khai phương án giãn, giảm thuế, hỗ trợ về thuế, cho vay, giảm lãi suất cho vay từ các ngân hàng thương mại thì theo ông Jacques Morisset, khu vực kinh tế phi chính thức cũng rất quan trọng. Đây là khu vực không liên quan đến thuế hoặc ít có cơ hội tiếp cận với các chính sách chính thức. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho người lao động trong khu vực này. Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong xây dựng cũng như thực hiện những chính sách, sáng kiến ứng phó với Covid-19.

Công nhân trên chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Dệt may Eclat, KCN Nhơn Trạch 2, H.Nhơn Trạch Ảnh: PHẠM TÙNG
Công nhân trên chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Dệt may Eclat, KCN Nhơn Trạch 2, H.Nhơn Trạch Ảnh: PHẠM TÙNG

Ở mức độ chung về nền kinh tế, theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam có 101,7 ngàn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trung bình mỗi tháng có 8,5 ngàn DN rút lui khỏi thị trường. Đây là con số cao nhất trong 10 năm nay (trong khi mục tiêu phấn đấu 1 triệu DN của cả nước vào năm 2020 không hoàn thành). Một số ngành doanh thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng như dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 13% so với năm trước; du lịch lữ hành giảm nặng tới 59,5% so với năm trước; vận tải hành khách và vận tải hàng hóa lần lượt giảm 29,6% và 5,2%…

Tại Đồng Nai, theo Cục Thống kê tỉnh, năm 2020 đã có 349 DN giải thể với số vốn 5,5 ngàn tỷ đồng và 360 chi nhánh, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động; 679 DN tạm ngừng kinh doanh. Các DN này chủ yếu là DN nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả.

Riêng số liệu thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, trong năm 2020 có 213 DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó 64 DN phải tạm ngừng sản xuất một thời gian với số lao động tương đương khoảng 100 ngàn lao động bị ảnh hưởng việc làm (nghỉ việc, tạm ngưng việc làm hoặc bị giảm thời gian làm việc). Số lao động trong các khu công nghiệp bị mất việc làm khoảng 13 ngàn người. Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cũng đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tìm phương án giới thiệu việc làm cho người lao động tại các DN mới.

* Chính phủ quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh với các gói hỗ trợ

Ngay từ thời kỳ đầu dịch bùng phát, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4-3-2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 8-4-2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP ngày 9-4-2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg…

Kết quả rà soát của VCCI tính tới đầu tháng 12-2020 cho thấy, để thực hiện Chỉ thị 11, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc và ban hành khoảng 95 văn bản về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của DN.

Sản xuất tại một doanh nghiệp chế biến bánh kẹo đặc sản phục vụ khách du lịch, từng phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh:
Sản xuất tại một doanh nghiệp chế biến bánh kẹo đặc sản phục vụ khách du lịch, từng phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Đào Lê

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Việt Nam là một trong số ít quốc gia thực hiện được nhiệm vụ kép: vừa kiểm soát dịch bệnh Covid-19, đồng thời vẫn duy trì sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, các chính sách hỗ trợ và sự đồng hành của Chính phủ được DN đánh giá cao, nhất là các chính sách tài khóa như việc giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, tiền thuê đất, chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng. Chính sách cho vay với lãi suất bằng 0% để trả lương cho người lao động được cho là khó tiếp cận, nhưng các DN vẫn đánh giá cao sự cần thiết của chính sách này. 75% DN cho rằng, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là hữu ích.

Nhờ những giải pháp về tài chính nói trên cùng với sự quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh mà Việt Nam đã trụ vững, vượt qua được các làn sóng của đại dịch. Kết quả là từ tháng 8-2020 đến 2 tháng đầu năm 2021, kinh tế đã khởi sắc trở lại. DN ngày càng nhận được nhiều đơn hàng hơn để triển khai sản xuất. Bên cạnh đó, các dấu hiệu tích cực của việc triển khai tiêm vaccine phòng dịch tại các nước trên thế giới đã mang lại niềm tin nhiều hơn cho DN.

“Riêng đối với ngành Gỗ, mặc dù năm 2020 bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh song kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã “lội ngược dòng” ngoạn mục vào nửa cuối năm, đạt trên 12,6 tỷ USD, cơ bản hoàn thành kế hoạch năm. Kết quả này giúp xuất khẩu toàn ngành nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên” – ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kiến trúc và nội thất Nano nhận định.

Theo cộng đồng DN, để phát triển bền vững, về lâu về dài, cần có chính sách tạo thuận lợi hơn cho DN tư nhân trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19. Đặc biệt là về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới. Việc này quan trọng không kém việc cứu các DN gặp khó khăn, vì sẽ giúp DN và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và đi vào giai đoạn phát triển mới cao hơn. Điều này cũng giúp cộng đồng DN tìm cơ hội mới trong bối cảnh mới.

Đào Lê

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.